Lợp mái tôn có khó không?
Đang có khá nhiều bạn đọc thắc mắc "lợp mái tôn có khó không" bởi chúng ta muốn thử sức cũng như muốn chủ động tạo ra một ngôi nhà hoàn chỉnh mà có phần công sức của mình trong đó. Mái tôn hiện nay cũng được nhiều gia đình, nhà xưởng lựa chọn cho loại mái này có rất nhiều ưu điểm. Hãy cùng thangnhomcaocapgiatot tìm hiểu rõ hơn về cách lợp mái tôn cũng như nắm rõ hơn về từng loại tôn trên thị trường hiện nay.
Trước khi tìm hiểu các lợp mái tôn thì cần hiểu rõ về tấm lợp này cũng như cấu tạo của kiểu mái tôn.
1. Khái niệm về mái tôn
Mái tôn hiện nay được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau giúp các công trình tránh được những tác động trực tiếp của thời tiết bên ngoài như mưa, nắng… Mái tôn hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, giá thành cũng chênh lệch.
2. Cấu tạo của một hệ thống mái tôn gồm những gì?
- Hệ thống khung: là phần chịu tải trọng lớn nhất của phần mái bao gồm các sắt hộp và ống sắt. Tùy vào diện tích của công trình mà chúng ta tính toán phần khung sao cho phù hợp.
- Hệ thống kèo và tôn lợp: Cũng giống như phần khung, cần dựa vào diện tích cần lợp để xác định loại kèo, dầm tương ứng, xác định loại tôn lợp phù hợp: tôn nóng hay tôn lạnh.
- Hệ thống ốc vít: lựa chọn loại ốc vít có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn bằng inox mạ crome cùng các loại roong cao su, keo kết dính để chống thấm nước khi trời mưa.
Ưu và nhược điểm của loại mái tôn
1. Ưu điểm của mái nhà bằng tôn
- Mái tôn có độ bền cao
- Nhẹ và có tính thẩm mĩ
- Tuổi thọ dài: 20 - 40 năm
- Dễ dàng lắp đặt
- Khả năng chống nóng cao với các loại tôn chống nóng
- Giá thành phù hợp
2. Những nhược điểm ở mái tôn
- Rỉ: nếu mái tôn bị đọng nước lâu ngày sẽ dễ bị rỉ.
- Tính dẫn nhiệt: Tôn có tính hấp thụ nhiệt cao, do đó, để chống nóng tốt thì cần lựa chọn các loại tôn chống nóng.
- Không sang trọng như các loại mái ngói
- Vì là 1 tấm lớn và có trọng lượng nhẹ nên vào mùa mưa bão sẽ dễ bị tốc mái hơn.
5 loại mái tôn được sử dụng phổ biến hiện nay:
+ Tôn 5 sóng: Tôn này có chiều cao sóng khá lớn nên có khả năng chống tràn nước khi mưa lớn cực tốt.
+ Tôn sóng vuông 7 sóng
+ Tôn sóng vuông 9 sóng: có nhiều sóng thấp, có tính thẩm mỹ
+ Tôn Kliplock
+ Tôn seamlock
+ Tôn sáng
Lý do cần phải lợp mái tôn theo đúng kỹ thuật
- Lợp mái tôn đúng kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo chất lượng mái lợp
- Không xảy ra tình trạng dò nước khi trời mưa
- Tăng tính thẩm mỹ cho mái tôn
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm chuẩn bị bộ dụng cụ hỗ trợ sơn tường hiệu quả nhất
Các bước thi công lợp mái tôn
Bước 1: Lắp đặt các viền bao quanh của mái tôn
Bước 2: Lắp đặt các tấm tôn
- Lắp đặt các tấm tôn từ đỉnh xuống mép mái, cần đảo bảo tấm lợp đầu tiên phải nhô mép ít nhất ¾ inch. Sử dụng các vít và vòng đệm cao su để cố định tôn.
- Lắp đặt các tấm tôn khác sao cho các tấm tôn gối lên nhau ít nhất 1 inch.
Bước 3: Lắp đặt các tấm khe che nối
Các tấm che khe nối có thể uốn cong theo những hình dạng khác nhau để phù hợp với phần nóc nhà.
Bước 4: Kiểm tra lại mái để hoàn thành việc lắp đặt
Một số lưu ý khi lợp mái tôn
- Trong quá trình vận chuyển tôn lợp từ đại lý về nơi lợp thì cần cẩn thận để không làm cong méo tấm lợp. Sử dụng các loại thang nhôm chất lượng cao để có thể chuyển tôn lên mái một cách dễ dàng và đảm bảo nhất.
- Khi bắn vít lợp mái: cần bắn chính xác và có đệm cao su để không gây rò rỉ nước khi mưa.
- Không dùng các dung dịch tẩy rửa các khả năng mài mòn để làm sạch tôn.
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể tự lợp mái tôn một cách hoàn chỉnh và thể hiện được tính thẩm mỹ cao nhất cho công trình của mình.
0 nhận xét: